Thiền kim tự tháp
Sức khỏe có được thông qua
Thiền định hợp nhất với hơi thở (Thiền Anapanasati)
Hãy thở một cách bình thường
Hãy thở bằng năng lượng hơi
thở của chính bạn
Hãy để cho năng lượng thanh lọc
bạn
Hãy hít vào và thở ra một
cách nhẹ nhàng
Hãy để cho hơi thở của bạn trở
nên nhịp nhàng và êm ái
Khi hơi thở của bạn nhịp
nhàng, êm ái... hãy dõi theo hơi thở của bạn
"Hãy làm cho tâm trí của
bạn lắng dịu"
Hãy chú ý dõi theo hơi thở.
Hít vào... thở ra. Chỉ có vậy.
"Hãy làm cho thể chất của
bạn lắng dịu"
Thiền hợp nhất với hơi thở
(Anapanasati)... rất đơn giản
… rất dễ dàng... không khó
Việc thiền định này nên được
thực hiện thường xuyên... và hàng ngày
Thiền định có thể được thực
hiện ..bởi bất cứ ai ... ở mọi lứa tuổi mọi lúc ... mọi nơi
Thiền định nên được thực hiện...
ít nhất tương ứng với số tuổi của từng người
(Ví dụ: nếu bạn 20 tuổi, Thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày; nếu bạn 40 tuổi,
Thiền ít nhất 40 phút mỗi ngày...).
Sức khỏe tinh thần là "GỐC
RỄ"
Sức khoẻ thể chất là
"HOA TRÁI"
- Minh Sư Patriji
Sau hàng chục năm nghiên cứu
để phát triển trường phái Thiền định kim tự tháp, minh sư Patriji - người sáng
lập ra hoạt động thể tâm thức kim tự tháp ở Ấn Độ với mong muốn mang lại đời sống
tinh thần an lạc, khỏe mạnh cho mọi người, đã đi khắp thế giới hướng dẫn phương
pháp “nạp năng lượng sạch” này.
Nạp năng lượng bằng thiền kim
tự tháp
Sau hàng chục năm nghiên cứu
để phát triển trường phái Thiền định kim tự tháp, minh sư Patriji - người sáng
lập ra hoạt động thể tâm thức kim tự tháp ở Ấn Độ với mong muốn mang lại đời sống
tinh thần an lạc, khỏe mạnh cho mọi người, đã đi khắp thế giới hướng dẫn phương
pháp “nạp năng lượng sạch” này.
Trong lần đến Việt Nam vào
tháng 11 vừa qua, ông Patriji cho biết: Trước nhiều kỹ thuật hành thiền trên thế
giới, trường phái thiền kim tự tháp là sự kế thừa và phát huy giữa kiểu thiền định
Anapanasati trong Phật giáo, kết hợp nguồn năng lượng từ mô hình kim tự tháp của
Ai Cập. Ông giải thích, thuật ngữ “kim tự tháp” xuất phát từ tiếng Hy Lạp
(“Pyro” là lửa, “Amid” là trung tâm) và hình tượng kim tự tháp mang ý nghĩa
hình khối có thể thu và phát tán năng lượng vũ trụ.
Trong thiền định Anapanasati,
người tập thiền cần quan sát hơi thở của mình một cách có ý thức (không cần niệm
chú), hít vào thở ra thật tự nhiên, ngồi ở bất kỳ tư thế nào thoải mái nhất và
nhắm mắt, đan hai bàn tay lại để giữ thần, tụ khí. Một khi người tập thiền nhập
tâm hòa hợp vào hơi thở một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thì tâm trí dần dần trống
rỗng vì tạp niệm (mọi ý nghĩ lan man) sẽ lắng xuống. Từ đó, nguồn năng lượng vũ
trụ dồi dào sẽ đi vào cơ thể vật lý (thể chất) và phi vật lý (tinh thần) của
người tập thiền. Bấy giờ, con mắt thứ ba (con mắt của trí tuệ) sẽ được khai mở.
Nạp năng lượng bằng thiền kim
tự tháp - 1
Thiền kiểu kim tự tháp mang tới
năng lượng tràn đầy cho con người (Ảnh minh họa)
Để giúp người tập mau tiến bộ
trong quá trình thanh lọc những tạp khí nặng nề trong cơ thể, cho thân tâm trở
nên nhẹ nhàng, thư thái, an bình, thiền sư Patriji đưa ra chủ trương ăn chay và
thực hành thiền định bên trong các tòa kim tự tháp được xây tại Ấn Độ. Khi sang
những nước không có kim tự tháp thì ông cho mọi người đội mũ giấy có hình dạng
kim tự tháp để ngồi thiền và kết hợp với âm nhạc (nghe thổi sáo, đàn tranh, nhạc
êm dịu không lời…) như hình thức truyền thêm nguồn cảm hứng trong lúc tập thiền…
Khi thiền, một số người đã thấy
những hiện tượng lạ như: tuôn trào những ký ức về tuổi thơ, đầu trống rỗng, nhẹ
nhàng, thấy màu sắc đẹp, cảm giác muốn bay. Ngược lại, có người bị các cơn đau
kéo đến rồi qua đi, đầu rất nặng, chóng mặt, khó chịu một lúc nhưng sau đó lại
thấy khỏe hơn. Sau khi ngồi thiền, họ giữ được bình tĩnh, biết cách điều chỉnh
lời nói, hành động ứng xử và hướng giải quyết công việc tốt hơn…
Tác dụng của thiền kim tự
tháp có thể giúp mọi người gia tăng sức khỏe, trí nhớ, tập trung cao, tự tin, đạt
hiệu quả trong công việc, loại bỏ những thói quen không tốt như lười biếng hoặc
ham ngủ. Đồng thời, hình khối kim tự tháp cũng hỗ trợ tích cực khi ngồi thiền
để chữa bệnh.
KHOA HỌC THIỀN ĐỊNH VÀ NĂNG LƯỢNG KIM TỰ THÁP.
HÃY TRỞ VỀ VỚI THỰC TẠI.
Bên trong khối hình Kim Tự
tháp (mái lều Kim Tự tháp) là nơi có nhiều năng lượng nhất trên Trái đất lúc
này, bởi vì tất cả chúng ta, bởi vì sự thiền định của chúng ta. Nó đã trở thành
một địa hạt Năng lượng tuyệt vời. Vì vậy chúng ta có mặt tất cả ở đây trong địa
hạt Năng lượng tuyệt vời này. Số người đến đây và thực hành thiền định càng nhiều
thì năng lượng bên trong Kim Tự tháp tăng lên càng lớn.
Giống như một ngân hàng sự trữ...,
Kim tự tháp tích góp và xây dựng nên năng lượng.
THIỀN VÀ NGHỆ THUẬT BẢO VỆ
HÀNH TINH---Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Ô nhiễm tâm hồn:
“Chúng ta nói nhiều về sự nhiễm
ô tâm hồn. Khi ngồi lại và lắng nghe tiếng chuông thiền quán trong khoá tu này,
chúng ta hãy lắng đọng thân tâm để tạo ra năng lượng từ bi-hùng cường thấm nhuần
trong tâm hồn mỗi người. Ngược lại, chúng ta chỉ có năng lượng tập thể của sự
thất vọng, giận dữ và sợ hãi. Chúng ta tạo ra môi trường hủy diệt chính mình mà
không suy nghĩ về nó mà lại chỉ nghĩ về môi trường vật lý.”
“Lối sống của chúng ta cũng
là nguyên nhân của sự nhiễm ô tâm hồn. Chúng đi tìm hạnh phúc mà lại chạy theo
giận dữ, sợ hãi và phân biệt. Do đó, khi tham gia thiền tập bạn sẽ có cơ hội
tìm ra nguồn gốc ẩn sâu của năng lượng nhiễm ô.”
“Chúng ta có thể chuyển hóa
môi trường và gặt hái năng lượng điều trị và chuyển hóa cho chính mình và con
cái như thế nào? Khi các em bé tham gia khóa tu này, các em sẽ có thể thư giản
như anh chị của chúng. Thiền tập cùng với nhau, chúng ta sẽ kiến tạo ra một môi
trường tốt và đây là một nhóm năng lượng sạch.” .
Thảm họa sẽ đến:
Ngài răn nhắc: “không có ý thức
tập thể, thảm họa sẽ xảy đến.” “Nhiều nền văn minh đã bị lụi tàn và nền văn
minh này cũng không ngoại lệ. Nó có thể bị hủy hoại. Thời gian có thể được tính
hàng triệu năm nhưng đời sống thì thật ngắn ngủi. Đối với chúng ta, vũ trụ này
vận động mau lẹ nhưng thời gian địa chất thì lại khác."
Nếu hành thiền, bạn sẽ không
giận dữ. Bạn thừa nhận rằng nền văn minh này có thể bị hủy hoại và sự sống sẽ bắt
đầu sau đó vài ngàn năm, đó là những gì đã xảy ra trong lịch sử của hành tinh
này. Khi bạn thảnh thơi trong lòng và nhận ra nó, bạn sẽ có đủ trầm tĩnh để làm
mọi thứ, nhưng nếu bạn chất chứa nỗi hoài nghi thì sẽ không hi vọng làm được
gì.
“Giống như người bị ung thư
hay bệnh Aids, họ biết rằng chỉ còn sống từ 6 tháng đến 1 năm. Họ rất đau khổ
và phải tự đấu tranh. Nhưng nếu họ chấp nhận sự thật của cái chết và chuẩn bị sống
yên vui từng ngày, tận hưởng giây phút hiện tại thì tình cảnh của họ có lẽ sẽ
thay đổi và bệnh tật có thể được thuyên giảm. Điều này đã xãy ra đối với nhiều
người.”
Thầy nói những cộng đồng Tiếp
Hiện hình thành khắp thế giới,và cho thấy
khi sống đơn giản và hạnh phúc, chúng sẽ có nhiều thời gian để yêu thương và
giúp đỡ người khác. Điều đó lý giải tại sao nếu có nhiều cộng đồng như thế thì
chúng ta sẽ xác chứng cho mọi người đồng thời mang lại sự cảnh thức chung để mọi
người từ bỏ lối sống cầu kỳ. Nếu có ý thức tập thể, chúng ta có thể giải quyết
vấn đề nóng lên của trái đất. Chúng ta hãy cùng nhau khơi dậy ý thức tập thể
này.”
Một vị phật thì không đủ.
Ngài dừng lại trong chốc lát
rồi trầm lặng nói: “ một vị Phật thì không đủ, chúng ta cần có nhiều vị Phật.”
Thầy đã có một cuộc sống rất
phi thường. Trong thời gian chiến tranh Việt nam, nhiều lần ngài đã gần như sống
trong đường tơ kẽ tóc khi giúp dân làng đau khổ do bom đạn. Khi đến Mỹ, ngài đã
thuyết phục Martin Luther King phản đối cuộc chiến này và khơi dậy phong trào
hoà bình. Trên thực tế, ông King nhận giải thưởng Nobel hoà bình năm 1968.
Trong thập niên sau đó, ngài
đã sống nhiều tháng trên biển Đông để tìm kiếm và cứu giúp những người tỵ nạn Việt
nam và Campuchia trên những chiếc thuyền chật ních người. Và những năm gần đây,
ngài đã hướng dẫn những nghị sĩ Mỹ khóa tu 2 ngày và tổ chức những buổi hoà giải
cho người Do thái và Palestin tại làng Mai.
Toàn bộ triết lý của ngài dựa
trên quán hơi thở và thiền hành để đưa mọi người về hiện tại hơn là chìm đắm
trong quá khứ và lo lắng về tương lai.
Ngài nói trong mỗi người vừa
có hạt giống yêu thương, từ bi và hiểu biết lại vừa có hạt giống giận dữ, ganh
ghét và phân biệt. Kinh nghiệm cuộc sống phụ thục vào hạt giống chúng ta chọn để
vun trồng.
Để kiến lập hệ thống đạo đức
mới toàn cầu và vun trồng những hạt giống tốt, nhóm Tiếp Hiện của Thầy đã tinh
lọc những lời dạy của đức Phật trên nền tảng Tứ đế, Bát chánh đạo và Ngũ giới.
Năm cách rèn luyện cần nhớ được
thêm vào trong dịp cuối năm nhằm để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của
thể giới. Nó không theo khuynh hướng của những điều lệ mà là lấy tinh thần hướng
làm chủ đạo. Không những vượt ra ngoài việc hưởng thụ có chừng mực, mà cách rèn
luyện này còn khuyến khích chấm dứt việc tà dâm cùng xác định rõ “ không bài bạc,
không rượu chè, không hút chích, cũng như sử dụng web, trò chơi điện tử, chương
trình truyền hình, phim ảnh, tạp chí, sách báo và tán gẫu.”
THIỀN HƠI THỞ- An trú bây giờ
Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn Bụt dạy có
pháp “hiện trú lạc pháp” (an trú trong hiện tại) nhằm giúp hành giả có cơ hội
tiếp xúc với hiện tại mầu nhiệm, yếu chỉ của hạnh phúc.
Ngay từ tên gọi của pháp thực
tập đã thấy được giá trị của giây phút hiện tại nếu ai nắm được phương pháp và
có sự hành trì.
Quán niệm hơi thở
Quán niệm hơi thở là một
phương pháp thực tập mà trong kinh Quán Niệm Hơi Thở Đức Thế Tôn dạy rõ, có những
hơi thở trong khi thực tập giúp mình quay về hiện tại, và khi ấy mình sẽ có hạnh
phúc. Theo lời kinh, ta sẽ thấy Đức Thế Tôn dạy rất rõ: "…Này đây, quý vị
khất sĩ! Người hành giả đi vào rừng hoặc tới một gốc cây, nơi vắng vẻ, ngồi xuống
trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng và đặt vững chánh niệm trước mặt mình.
Thở vào, người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra, người ấy biết rằng mình thở
ra.
1. Thở vào một hơi dài, người
ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta
đang thở ra một hơi dài.
2. Thở vào một hơi ngắn, người
ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta
đang thở ra một hơi ngắn.
3. Ta đang thở vào và có ý thức
về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập
như thế.
4. Ta đang thở vào và làm cho
toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập
như thế.
5. Ta đang thở vào và cảm thấy
mừng vui. Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.
6. Ta đang thở vào và cảm thấy
an lạc. Ta đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.
7. Ta đang thở vào và có ý thức
về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động
tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.
8. Ta đang thở vào và làm cho
những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt
động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.
9. Ta đang thở vào và có ý thức
về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.
10. Ta đang thở vào và làm
cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực
tập như thế.
11. Ta đang thở vào và thu
nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy
thực tập như thế.
12. Ta đang thở vào và cởi mở
cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được
giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.
13. Ta đang thở vào và quán
chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường
của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.
14. Ta đang thở vào và quán
chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và
quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực
tập như thế.
15. Ta đang thở vào và quán
chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về
bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.
16. Ta đang thở vào và quán
chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực
tập như thế”…
Đọc đoạn kinh này ta thấy có
vẻ như việc thở là việc thường ngày, có khó khăn gì đâu, thế nhưng nếu đi vào
thực tập thì mới thấy nó cũng có cái khó riêng của nó. Đó là do tâm ta lăng
xăng hay nghĩ, tưởng về quá khứ, tương lai, lo toan tính chuyện này, chuyện nọ,
đối phó với người này, người kia… Do vậy, khi thực tập, theo thầy Nhất Hạnh thì
bước đầu chúng ta phải có Tăng thân, có giờ giấc công phu thực sự nghiêm túc để
có thể đoạn nghĩ tưởng quá khứ, tương lai.
Hãy thở đi, và mỉm cười đi…
Đọc kinh, nghe lời dạy của thầy
và tôi bắt đầu tập thở. Tập thở để nhận diện rằng mình còn sống đây, bởi Đức Phật
từng dạy: “Mạng người trong hơi thở” nên nhận diện đầu tiên từ việc thở, quay về
hiện tại là cái thấy: mình đang sống. Và sau đó là những cái thấy về sự sống mầu
nhiệm chỉ có thể được kiến tạo ở hiện tại chứ không phải ở quá khứ hay tương
lai. Chúng ta vẫn thường nhắc nhau rằng: quá khứ đã qua, tương lai chưa tới để
làm tôn chỉ cho sự nhớ, biết hiện tại và thực tập an trú bây giờ, ở đây.
Bây giờ là một từ để chỉ thời
gian ngay hiện tại. Bây giờ tôi đang thở, bạn hãy thở đi. Bây giờ tôi đang mỉm
cười. Bạn cũng mỉm cười đi. Hai câu “khẩu quyết” ấy nếu hành giả nhớ và niệm
thường xuyên thì việc biết mình đang thở, đang sống ở hiện tại là không khó
khăn. Khi đó, có nghĩa cái biết của chúng ta đã đầy đủ cả lượng và chất, đã hiểu
được nguồn cơn của việc quay về nương tựa hơi thở, nương tựa hiện tại.
Trong một bài thiền ca, tôi
hay hát có câu “Quay về nương tựa/ Hải đảo tự thân/ Chánh niệm là Bụt/ Soi sáng
xa gần/ Hơi thở là pháp/ Bảo hộ thân tâm/ Năm uẩn là Tăng, phối hợp tinh cần…
Thở vào thở ra/ Là hoa tươi mát…”.
Rõ ràng, nếu chúng ta có
chánh niệm (biết mình đang nghĩ, nói, làm gì), nghĩa là biết rõ ba nghiệp (ý,
khẩu, thân) và biết rõ tam độc (tham, sân, si) sẽ là “chìa khóa” mở cửa luân hồi
thì mình sẽ bắt đầu tịnh hóa ba nghiệp, làm cho ý, khẩu, thân dần dần thanh tịnh,
ba độc lần lần lắng diệu.
Và để có được chánh niệm đó
thì pháp “hơi thở” chính là bài pháp trực chỉ giúp mình đi, đứng, nằm, ngồi đều
có thể thực tập. Khi nào mình biết hơi thở, nương hơi thở thì cả thân, tâm mình
đều được bảo hộ bởi vị “Bụt” chánh niệm. Điều đó đồng nghĩa với việc mình có
thân này, sống ở cõi Ta bà này cũng là cái pháp thân mầu nhiệm, cõi lành tốt mà
thầy nhận diện “Tịnh độ là đây” không xa, không huyễn!
Cứ thử ngồi xuống trong tư thế
hoa sen, và quán niệm hơi thở như kinh Quán Niệm Hơi Thở mà Bụt dạy, quý vị sẽ
thấy hạnh phúc ở ngay đây, bây giờ; Tịnh độ cũng ở đây, ngay hiện tại này…
NGỒI THIỀN ĐÚNG CÁCH
Tọa thiền cần một căn phòng
yên tĩnh. Ăn uống chừng mực, giảm thiểu những mối giao tiếp thế sự. Chớ tính
toán nghĩ suy phải quấy, tốt xấu, cũng không theo bên này chống bên kia. Hãy dừng
lại mọi tạo tác vận hành của tâm thức, ngay cả ý niệm muốn thành Phật cũng nên
dập tắt. Ðiều này vẫn đúng không chỉ trong thời tọa thiền mà suốt mọi động tác
trong ngày.
Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào
buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập
trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một
ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn
nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.
Trước hết trải một tấm nệm
vuông dày khoảng 2 inches (toạ cụ), ngay giữa đặt lên trên một cái gối ngồi nhỏ
(bồ đoàn) để ngồi. Nếu không có bồ đoàn bạn có thể dùng một cái gối thường gấp
đôi lại. Nửa mông sau đặt trên bồ đoàn và ngồi ngay thẳng vững vàng. Có nhiều
cách ngồi, nhưng với những người mới bắt đầu có thể ngồi kiểu Miến Điện hay ngồi
bán kiết già. Những người thường mặc Âu phục rất khó ngồi bán kiết già hay toàn
kiết già, có thể ngồi thiền trên ghế hay ngồi theo kiểu Nhật Bản.
Ngồi kiểu Miến Điện:
Cách thứ nhất và đơn giản nhất
là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều
trên đệm:
Ngồi Bán Kiết Già (Half Lotus
position)
Tư thế bán kiết già là đặt
chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi, chân trái có thể đặt dưới và
chân phải đặt trên đùi trái.
Ngồi Toàn Kiết Già (Full
Lotus position)
Tư thế toàn kiết già là hai
chân được khoá vào nhau, trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn
chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn.
Cònbàn tay trái để lên bàn tay phải, hoặc ngược lại. Hai bàn tay để lên hai
lòng bàn chân, những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái chạm vào
nhau nằm ngay chiều rốn, cùi chõ vừa ôm hông là được .
Xương sống hoàn toàn thẳng đứng,
không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không
ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn. Lưỡi chạm hàm
trên, miệng ngậm, mắt hé mở. Đây là tư thế toạ thiền đúng cách, vững chãi và hữu
hiệu nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của tọa thiền là tâm toạ.
Ngồi kiểu Nhật Bản (Seiza
position):
Tư thế ngồi này là ngồi trên
một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt
lên trên hai chân và mông ngồi trên đó.
Ngồi Trên Ghế (Chair
position):
Sau cùng là cách ngồi trên ghế
với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế.
Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên.
Nên chú ý bất cứ kiểu ngồi
thiền nào thì xương sống cũng phải hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng
bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía
sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi ngay nơi rốn.
Chiều chóp mũi ngay đầu ngón
tay cái, hai trái tay đối xứng hai bả vai, mắt mở 1/3 nhìn không quá 5 tấc với
một góc độ vừa phải (45 độ) (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ bị ngủ, còn mở rộng quá
thì sẽ dễ bị toán loạn vì nhìn thấy ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi
mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần
kinh.
Thở Vào Ra Trong Lúc Toạ Thiền:
Hít sâu bằng mũi đầy bụng rồi
thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để
lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng.
Điều quan trọng của toạ thiền
là tâm toạ tức là làm thế nào để tâm không còn đi dong duổi ta bà, hết nơi này
đến chốn khác. Nhưng muốn tâm toạ chúng ta phải làm thế nào? Trên nguyên tắc,
chúng ta phải giảm thiểu từ từ những ý nghĩ miên man trong đầu, mới bắt đầu từ
nhiều niệm về ít niệm rồi về một niệm và sau cùng là không còn một niệm nào. Từ
từ, tâm chúng ta được trong sáng hơn và từ sự vắng bặt niệm, tự nhiên bộc phát
sự hiểu biết sáng suốt. Không một niệm trong đầu chính là đối tượng của thiền.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau và Pháp Thở là bước căn bản, là bài học vỡ
lòng của các pháp thiền tập.
Thở là sự sống, là năng lực sống
còn, là tâm điểm các hoạt động của cơ thể chúng ta. Tâm và hơi thở của chúng ta
là một: khi chúng ta tức bực, hơi thở trở nên hổn hển, khi tâm chúng ta cảm thấy
an lạc thoải mái, hơi thở trở nên điều hoà, dễ chịu. Vì thế chúng ta cần điều
hoà hơi thở một cách tự nhiên qua lỗ mũi và chú tâm vào cảm thọ về hơi thở nơi
đan điền (phần bụng dưới rốn), hoặc là hơi thở vào ra nơi hai lỗ mũ (chỉ nên chọn
một). Cảm thọ này là mục đích thiền tập cơ bản của chúng ta. Khi tâm chúng ta
nghĩ chuyện khác, chúng ta nên tức khắc gọi nó trở về với hơi thở vào ra. Thân ở
đâu thì tâm ở đó.
Do vì mỗi người có một tâm
khác nhau nên cũng khó nói có một pháp tu nào áp dụng chung cho tất cả mọi người
được, vì vậy đức Phật đã chỉ dạy nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ
áp dụng. Một số những pháp môn này như sau:
- Quán tưởng: chú tâm quán
sát sâu xa về một đề mục rút trong giáo lý.
- Trì chú: chú tâm tụng niệm
những câu chú gồm những chữ bí ẩn.
- Niệm Phật: chú tâm niệm
danh hiệu Phật A-Di-Đà.
- Tham thiền: chú tâm tham một
công án hoặc một thoại đầu.
Chúng tôi liệt kê chi tiết một
số pháp môn thiền hiện hành như sau:
- Thiền Tại Hiện (Here and
Now Meditation)
- Thiền Niệm Phật
- Thiền Tây Tạng
- Thiền Minh Sát: Mahasi Sayadaw
- Thiền Quán: Ajahn Chah
- Thiền Tào Động (Mặc Chiếu)
- Thiền Công Án
- Thiền Thoại Đầu ..
Nhưng, dù là pháp nào chăng nữa
thì việc thực hành cũng là trình tự đưa tâm từ trạng thái nhiều vọng tưởng về
trạng thái ít vọng tưởng rồi về nhất tâm, về sau từ từ đạt đến vô tâm, rồi liễu
tâm, ngưng dứt dòng suy nghĩ miên man, liên tục của ý thức. Nhà Phật quan niệm
rằng sự suy nghĩ liên tục, miên man, của ý thức, còn gọi là "tâm viên ý
mã", tức là tâm ý vọng tưởng chạy nhẩy như con vượn, con ngựa, có tác hại
là đã che mờ mất Chân Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã.
Hành giả nên chọn một pháp
môn thích hợp với căn cơ của mình, và khi thực hành thì nên theo tông chỉ của
pháp môn đó mới có kết quả. Và dù thực hành theo pháp môn nào cũng nên có một vị
thầy hướng dẫn. Bài này chỉ có mục đích hướng dẫn cách ngồi thiền cơ bản cho những
ai mới bắt đầu học thiền.-
Comments
Post a Comment