Thiền định thật đơn giản


Thiền định thật đơn giản Nội dung 1. Thiền định là gì? 2. Thiền định thật sự dễ dàng 3. Lợi ích của Thiền định 4. Ai nên Thiền định 5. Tư thế Thiền đúng 6. Thiền định trong bao lâu? 7. Thiền định đều đặn mỗi ngày 8. Thiền Kim Tự Tháp 9. Sức mạnh Kim Tự Tháp 10. Lợi ích của Thiền Kim Tự Tháp 11. Cái gì không phải là Thiền định? 12. Các giai đoạn trong Thiền định 13. Các trải nghiệm trong Thiền định 14. Ý nghĩa của các trải nghiệm Thiền định 15. Chia sẻ kinh nghiệm 16. Thiền định mang lại sự “Giác ngộ” 17. Thiền định đơn lẻ một mình có đủ không 18. Những gợi ý cho Thiền định 19. Các phương pháp giúp Thiền tốt hơn Ghi chú Minh sư Patriji, người sáng lập Phong trào Thiền định Kim Tự Tháp, đã đi khắp Ấn Độ và đến nhiều nơi trên thế giới để trao gửi thông điệp Thiền định Anapanasati, Chủ nghĩa Ăn thực vật và Năng lượng Kim Tự Tháp. Patriji đã tổ chức hàng ngàn buổi hội thảo Thiền định và sáng tác trên 60 quyển sách, băng đĩa về chủ đề Khoa học Tâm linh Thời đại mới. 1. Thiền định là gì? Nói một cách đơn giản – Thiền định là làm yên lặng làn sóng không ngừng nghỉ của tâm trí. Ở trạng thái không còn suy nghĩ, Thiền định là cánh cổng cho năng lượng vũ trụ xung quanh ta.
Thiền định là làm cho tâm trí không còn suy nghĩ. Khi tâm trí không còn suy nghĩ, chúng  ta sẽ nhận được nguồn năng lượng vũ trụ dồi dào và các thông tin xung quanh chúng ta.Thiền định mang lại sức khỏe toàn
diện và sức mạnh cho các suy nghĩ của tâm trí tạo ra một cuộc sống hạnh phúc. Thiền định là con đường dẫn đến thế giới của Khoa học Tâm linh và phát triển Tâm thức. Với việc thực hành đều đặn mỗi ngày, chúng ta có thể đạt được sự tỉnh thức hoặc tầng số cao hơn và dễ dàng trải nghiệm hạnh phúc một cách tự nhiên. Tất cả mọi người có thể thực hành Thiền định mà không cần bất kỳtôn giáo hay triết lý khó hiểu nào cả. 2. Thiền định thật sự dễ dàng Thiền định là rất dễ dàng và chẳng có gì khó cả. Thiền định rất đơn giản. Tất cả mọi người có thể thực hành ngay phương pháp Anapanasati bằng cách dõi theo hơi thở tự nhiên của chính bạn. Trong tiếng Pali: “Ana” nghĩa là “hít vào” “Pana” nghĩa là “thở ra” “Sati” nghĩa là “hợp nhất” Đức Phật Thích Ca đã hướng dẫn phương pháp Thiền định này từ cách đây hàng ngàn năm. Chúng ta đều thở nhưng chúng ta thở một cách không có ý thức. Trong Anapanasati, bạn cần giữ toàn bộ sự chú ý và ý thức của mình về với hơi thở tự nhiên. Hít thở nhẹ nhàng. Việc phải làm là tỉnh thức quan sát hơi thở. Hơi thở phải thực sự tự nhiên. Xin đừng cố ý hít thở, đừng cố ý giữ hơi thở hoặc dừng hơi thở. Bất cứ khi nào tâm trí suy nghĩ, bạn hãy dừng suy nghĩ lại  bằng cách quay về dõi theo nhịp điệu êm dịu tự nhiên của hơi thở. Thư giãn và chỉ quan sát.
Khi thực hành “Anapanasati”, chúng ta đồng thời làm 2 việc: quan sát hơi thở tự nhiên và gia tăng sự tỉnh thức để phát triển ý thức. Trạng thái tỉnh thức với hơi thở có nghĩa là không có suy nghĩ trong tâm trí. Suy nghĩ làm rối loạn và phân tán năng lượng của chúng ta. Suy nghĩ phải được dừng lại ngay khi chúng vửa bắt đầu. Quan sát có nghĩa là không tác động lên hơi thở băng các giác quan vật lý, chúng ta chỉ quan sát nó. Patriji đã làm sáng tỏ, khi năng lượng của Linh hồn bị hao mòn bởi những suy nghĩ liên tục không ngừng nghỉ, cơ thể vật lý sẽ trở nên yếu đuối và dễ bị tấn công bởi các tác động bên ngoài. Điều này tạo ra các loại bệnh tật, già trước tuổi và chết sớm. Một tâm trí không ngừng nghỉ là kết quả khi bạn không chăm sóc cho tâm trí. Giống như một cánh đồng không được chăm sóc và cỏ dại mọc đầy, một tâm trí không được chăm sóc sẽ tràn ngập những suy nghĩ không cần thiết. Với Thiền định, ban đầu là làm cho tâm trí được bình an. Dần dần, một trạng thái thư giãn sâu sẽ xảy ra. Khi tâm trí dừng lại, nguồn năng lượng vũ trụ to lớn sẽ đi vào cơ thể. Khi Thiền định, các trải nghiệm mới sẽ tràn về và chúng ta kết nối lại với sự Tỉnh thức Vũ trụ. Mở ra một thế giới cần được khám phá. Bạn càng cố gắng, càng dễ dàng ý thức được điều này. Mọi người không cần phải đến bất kỳ nơi nào và cũng không phải tuân theo bất kỳ quy tắc, nghĩa vụ nào đẻ trở thành một người thực hành phương pháp Anapanasati. Chúng ta có thể tiếp tục cuộc sống bình thường và chứng nghiệm sức mạnh của Thiền định sẽ thay đổi chúng ta trên mọi phương diện của cuộc sống một cách tích cực nhất. Khi mới bắt đầu, sẽ tốt hơn nếu Thiền định với một Vị thầy kinh nghiệm. Họ có mức năng lượng cao hơn và nguồn năng lượng của họ sẽ ảnh hưởng lên người mới bắt đầu Thiền định với mức năng lượng thấp hơn. Một khi bạn đã biết được phương pháp, không cần thiết phải có Minh sư hay vị thầy cụ thể nào. Chúng ta có thể thực hành  bằng chính cố gắng của bản thân. Không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào cả. Chúng ta có thể đánh giá quá trình thực hành bằng cách chia sẻ những trải nghiệm với những Vị thầy kinh nghiệm. Tất cả mọi người đều có thể nhận được những lợi ích từ nghệ thuật cổ xưa này. Thiền định là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể mang lại cho cuộc sống bằng chính sự cố gắng của bản thân. “Sức khỏe Tâm linh” là phần cực kỳ quan trọng của sức khỏe toàn diện trong đời sống con người. “Thiền định Anapanasati” chắc chắn mang lại điều đó. Như vậy, “Sức khỏe Tâm linh” là gốc rễ và “Sức khỏe Vật lý” là quả ngọt. Thông qua Thiền định, con người có thể thấu hiểu được ý nghĩa của bệnh tật vật lý mà họ trải nghiệm. Đức Phật nói .. dõi theo hơi thở một cách có ý thức và bạn sẽ tạo ra một trung tâm của ý thức bên trong bạn .. và cả cơ thể bạn trở thành một Vũ trụ! 3. Lợi ích của Thiền định Những lợi ích của Thiền định được liệt kê: CHỮA LÀNH TRỰC TIẾP MỌI BỆNH TẬT TĂNG SỨC MẠNH CỦA TRÍ NHỚ CÁC THÓI QUEN XẤU DẦN DẦN BIẾN MẤT TÂM TRÍ LUÔN TRONG TRẠNG THÁI AN BÌNH VÀ SẢNG KHOÁI MỌI CÔNG VIỆC ĐỀU ĐƯỢC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ HƠN GIẢM THỜI GIAN NGỦ CÁC MỐI QUANN HỆ TRỞ NÊN CHẤT LƯỢNG VÀ TOẠI NGUYỆN HƠN SỨC MẠNH TƯ DUY TĂNG NHANH CHÓNG KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI SÂU SẮC HƠN HIỂU ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CUỘC SỐNG   CHỮA LÀNH TRỰC TIẾP: Mọi khổ đau thể xác đều bắt nguồn từ phiền muộn trong tâm trí. Mọi phiền muộn trong tâm trí đều bắt nguồn từ sự non nớt của trí tuệ. Sự non nớt của trí tuệ bắt nguồn từ sự thiếu hụt năng lượng tâm linh và sự thông thái tâm linh. Bệnh tật chủ yếu bắt nguồn từ những căn nghiệp xấu lúc trước. Chỉ đến khi những căn nghiệp xấu này được chuyển hóa, bệnh tật mới biến mất; không có bất kỳ thuốc men nào có thể xóa bỏ được những căn nghiệp này.Thông qua thiền định, chúng ta nhận được nguồn năng lượng to lớn và sự thông thái tâm linh, trí tuệ sẽ trưởng thành. Dần dần, mọi sự phiền muộn trong tâm trí sẽ tan biến và tất cả các bệnh tật sẽ mất đi. Thiền định là cách duy nhất chữa lành mọi bệnh tật. TĂNG SỨC MẠNH CỦA TRÍ NHỚ: Năng lượng vũ trụ dồi dào thu được thông qua thiền định giúp cho bộ não nâng cao hiệu quả làm việc và tối đa hóa kết quả đạt được. Thiền định làm tăng sức mạnh của trí nhớ một cách nhanh chóng. Vì vậy, thiền định rất cần thiết học sinh, sinh viên ở tất cả mọi cấp học và các trường đại học. TỪ BỎ THÓI QUEN KHÔNG TỐT: Có rất nhiều thói quen không tốt, như ăn nhiều quá mức cần thiết, ngủ quá nhiều, nói quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều, uống quá nhiều…Với sự thông thái tâm linh và năng lượng tâm linh lớn lao mà chúng ta thu được từ thiền định, tất những thói quen xấu, không cần thiết sẽ mất đi một cách tự nhiên. TÂM TRÍ TRỞ NÊN AN VUI: Cuộc sống đầy sự tổn thương, mất mát, thất bại, đau khổ…cho bất cứ ai. Tuy nhiên, đối với người có kiến thức tâm linh và năng lượng tâm linh, cuộc sống sẽ luôn luôn an lạc và nhiều niềm vui, thay vì bị tổn thương, thất bại và đau khổ. CÔNG VIỆC TRỞ NÊN HIỆU QUẢ: Với nguồn năng lượng dồi dào tâm linh dồi dào và sự thông thái tâm linh, tất cả các công việc chúng ta làm, dù thuộc về thể chất hay tinh thần , đều được làm với hiệu quả lớn hơn. GIẢM THỜI GIAN NGỦ MỖI NGÀY: Thiền định mang lại cho chúng ta nguồn năng lượng tâm linh dồi  dào. Trong khi đó, chúng ta chỉ thu được một lượng nhỏ năng lượng trong khi ngủ. Nữa giờ thiền sâu tương đương với 6 giờ ngủ sâu khi cơ thể nghỉ ngơi và tiếp thêm năng lượng cho tâm trí. MỐI QUAN HỆ CHẤT LƯỢNG HƠN: Sự thiếu hiểu biết tâm linh là lí do duy nhất cho thấy vì sao mối quan hệ giữa các cá nhân kém chất lượng và không đạt được toại nguyện. Khi có được sự thông thái tâm linh , tất cả các mối quan hệ sẽ trở nên có chất lượng và toại nguyện hơn. SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY: Suy nghĩ cần sức mạnh để đạt được mục tiêu. Trong trạng thái không ngừng nghỉ của tâm trí, suy nghĩ được tạo ra với rất ít năng lượng. Vì vậy, không đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khi tâm trí trong trạng thái nghỉ ngơi, suy nghĩ có được nhiều sức mạnh hơn và mọi ý định đều được dễ dàng trở thành hiện thực. ĐÚNG VÀ SAI: Đối với người đạt được sự trưởng thành tâm linh, không khó khăn để có được sự lựa chọn đúng đắn. MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC SỐNG: Chúng ta đều được sinh ra với một mục đích, một sứ mệnh, một ý định và một kế hoạch. Chỉ những người có sự trưởng thành tâm linh mới có thể hiểu và nhận thức được mục đích, sứ mệnh, ý định và kế hoạch thật sự trong cuộc sống. Trong Thiền định, Patriji nói rằng, Linh hồn sẽ vượt ra khỏi cái kén của sự ngu dốt tâm linh. Thiền càng nhiều sẽ mang lại những trải nghiệm và sự thấu hiểu về sự thật to lớn của Vũ trụ. Đó chính là “Giác ngộ”. 4. Ai nên Thiền định? Tất cả mọi người đều nên Thiền. Thực hành Thiền định là rất quan trọng cho mọi người – trẻ em, thanh niên và người lớn! Trẻ em thật sự Thiền dễ dàng hơn và nhanh hơn so với người khác vì chúng có tâm trí đơn giản. Khi ngồi Thiền, sự tập trung đến với chúng dễ dàng hơn. Những người khác phải cố gắng nhiều hơn để dừng tâm trí với những suy nghĩ này đến suy nghĩ khác. Như vậy, không cần phải có tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị, đẳng cấp, mọi người đều có thể thực hành nghệ thuật vũ trụ này vào bất kỳ lúc nào. Rất nhiều các vị thầy Tâm linh muốn chúng ta đi thật sâu vào bên trong bản thân, thật sâu như chúng ta không còn hiện diện nữa. 5. Tư thế Thiền định đúng Có thể ngồi ở bất kỳ tư thế nào. Hai chân có thể xếp bằng hoặc bắt chéo, hai tay phải đan vào nhau và mắt phải được nhắm lại vì 80% năng lượng của bộ não được sử dụng thông qua đôi mắt. Mắt nhắm lại để hạn chế nguồn năng lượng thất thoát ra bên ngoài. Mục đich của Thiền định là dừng những suy nghĩ lan man của tâm trí. Thay vì suy nghĩ quá nhiều, hãy đơn giản là quan sát hơi thở của chính bạn và để cho hành trình bắt đầu… Thiền định là khả năng duy trì sự trong sáng, không bị vấy bẩn bởi những cảm xúc, thái độ, ký ức, những suy nghĩ tiêu cực và tích cực cũng như không để suy nghĩ của người khác ảnh hưởng đến tâm trí của mình. Một khi có được điều này, bạn có thể điều khiển được suy nghĩ và sải bước trên con đường phát triển tâm linh như mong muốn. 6. Thiền đinh – trong bao lâu? Một câu hỏi rất quen thuộc – Nên ngồi Thiền trong thời gian bao lâu? Patriji nói rằng mỗi người nên Thiền định trong khoảng thời gian ít nhất tương ứng với số tuổi mỗi ngày. Một người 20 tuổi, hãy Thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày. Nếu bạn 40 tuổi, ít nhất 40 phút mỗi ngày. Nếu bạn 15 tuổi, 15 phút mỗi ngày là đủ. Bạn có thể thực hành Thiền định bất cứ lúc nào cảm thấy thích hợp. Nếu một người 50 tuổi muốn chia thời gian Thiền định làm hai lần mỗi ngày, mỗi lần 25 phút – cũng được. Thiền định là bước đầu tiên để làm chủ tâm trí và các giác quan vật lý. Trong trạng thái Thiền sâu, thời gian sẽ trôi qua rất nhanh – bạn đừng ngạc nhiên khi 15 hoặc 30 phút Thiền trôi qua như vừa mới 5 phút! Cố gắng nhắm mắt và không suy nghĩ là trạng thái duy nhất trong Thiền định. Khi ở trong trạng thái Thiền định sâu, bạn sẽ quên đi thời gian; chỉ có thế giới vật lý mới tồn tại thời gian mà thôi. Tâm linh không có thời gian. Sự thông thái cổ đại cho thấy bạn có thể làm đầy năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể bằng Thiền định và thực hành để giữ lại nguồn năng lượng vũ trụ trong cơ thể. 7. Thiền định đều đặn mỗi ngày Tất cả mọi người đều nên thực hành Thiền định đều đặn mỗi ngày. Lúc bạn đầu, bạn sẽ phải cố gắng để dừng những suy nghĩ luôn xuất hiện trong tâm trí, nhưng đối với những người thực hành lâu năm việc này tương đối đơn giản nếu bạn thực tập đều đặn hằng ngày. Một người có thể thực hành Thiền định bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào cảm thấy thuận tiện. Điều quan trọng là thực hành đều đặn – chỉ đơn giản vậy thôi. Như vậy, điều quan trọng không phải là với ai, như thế nào, tại sao, điều quan trọng là bạn hãy thực hành Thiền định ngay. Mọi thứ sẽ được giải đáp khi bạn bắt đầu thực hành Thiền định thật nhiều. 8. Thiền Kim Tự Tháp Thiền định ở bên trong hoặc bên dưới một Kim Tự Tháp gọi là Thiền Kim Tự Tháp. Hầu hết mọi người đều cảm nhận được sự tĩnh tại và bình an khi Thiền định bên trọng Kim Tự Tháp. Hầu hết mọi người đã Thiền định dưới Kim Tự Tháp đều trải nghiệm trạng thái cơ thể thư giãn hoàn toàn bằng cách dừng suy nghĩ và sự liên hệ với các tác nhân bên ngoài.Cuối cùng, họ đạt được các trạng thái tỉnh thức khác nhau cho phép tập trung thật sâu, thật sâu vào bên trong. Các thí nghiệm với các Kim Tự Tháp tự chế mang lại hiệu quả trong việc bảo quản, chữa lành và tạo ra các trải nghiệm vượt ra ngoài cơthể. 9. Sức mạnh Kim Tự Tháp Kim  Tự Tháp là một cấu trúc bền vững, thu giữ được nhiều nhất năng lượng Vũ trụ trên Trái đất. Khi Kim Tự Tháp được xây dựng tương tự như những Kim Tự Tháp vĩ đại ở Ai Cập (góc đáy 52 độ 51 phút, các mặt bên theo 4 hướng), chúng sẽ nhận được nhiều nhất năng lượng vũ trụ. Các Kim Tự Tháp được xây dựng để lưu giữ nguồn năng lượng vũ trụ. Người Ai Cập cổ đại đã biết được nguyên lý này và bắt đầu xây dựng các Kim Tự Tháp cách đây 10.000 năm. Sức mạnh của Kim Tự Tháp được tạo ra nhờ sự kết hợp của năng lượng Vũ trụ và sức hút của Trái đất. Một Kim Tự Tháp nên được đặt các mặt đối diện theo 4 hướng – Đông, Tây, Nam, Bắc. Năng lượng Vũ trụ tập trung nhiều nhất ở vị trí 1/3 chiều cao, tính từ đáy của Kim Tự Tháp. Vị trí này được gọi là King’s Chamber (tạm dịch là Ngự cung) – Lần đầu tiên, King’s Chamber được xây dựng trong đại Kim Tự Tháp Phật Pháp (Maitreya Buddha Pyramid) được xây dựng tại Thung lũng Kim Tự Tháp, Bangalore, Ấn Độ. Kim Tự Tháp là khối hình học khuếch đại năng lượng. Khi một vật được đặt bên trong Kim Tự Tháp, các thông tin mà nó nhận được sẽ được khuếch đại và mạnh mẽ hơn. Tần số này sẽ tăng điện tích và xạc năng lượng cho chúng. Tất cả mọi thứ đặt trong Kim Tự Tháp đều được như vậy. Kim Tự Tháp làm cho mọi thứ quay về với căn nguyên của chính bản thân nó, làm cho mọi thứ trở nên hoàn hảo. 10. Lợi ích của Thiền định Kim Tự Tháp Thiền định Kim Tự Tháp nhận được nguồn năng lượng gấp 3 lần so với Thiền định thông thường. Kim Tự Tháp mang lại môi trường năng lượng cao nhất, hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu. Kim Tự Tháp giúp giảm stress và bệnh tật trong cơ thể vật lý. Trải nghiệm vượt khỏi cơ thể sẽ dễ dàng đạt được hơn khi Thiền định bên trong Kim Tự Tháp. Giấc mơ trở nên rõ ràng và mọi công việc thường ngày được giải quyết một cách chất lượng. Thiền định dưới Kim Tự Tháp có thể đẩy nhanh quá trình thực hành, mang lại trạng thái an lạc, vui vẻ và thái độ cởi mở, tích cực. Rất nhiều người đã nhớ lại được nhiều sự việc trong ký ức, nhìn thấy các kiếp sống trước, giao tiếp từ xa và mở rộng ý thức. Với Thiền định, con người đạt đến một mức độ mới của nhận thức giúp thấu hiểu được ý nghĩa của cuộc sống trong mối quan hệ với mọi người và với toàn thể vũ trụ. 11. Cái gì không phải là Thiền định? Thờ tụng và cúng bái ở đền chùa hay bất kỳ nơi đâu đều không phải là Thiền định. Đọc kinh (thần chú, tụng niệm…) cũng không phải là Thiền định. Các tư thế Asanas của Yoga cũng không phải là Thiền định.
Pranayama (điều chỉnh hơi thở), Kumbhaka (kiềm giữ hơi thở) hoặc các phương pháp luyên thở đều không phải là Thiền định Các phương pháp hướng dẫn thư giãn bằng lời nói hoặc âm nhạc, thôi miên đều không phải là Thiền định. Các bài hát cầu nguyện, thánh ca đều không phải là Thiền định. 12. Các giai đoạn trong Thiền định Khi bắt đầu Thiền định, bạn sẽ quan sát được suy nghĩ của mình và nhìn nhận mọi việc một cách chính xác. Bạn bắt đầu nhận ra sự thật từ sự hỗn độn và cuối cùng chứng nghiệm được sự thật toàn thể. Chuyến du hành của sự Tỉnh thức này chỉ đạt được khi bạn khám phá sự thật bên trong bản thân. Mặc dù không thể xác định rõ ràng các giai đoạn khác nhau trong Thiền định, tuy nhiên có 3 giai đoạn chính sẽ được trải nghiệm (hay còn gọi là 3 sự thật to lớn): 1. Giai đoạn thứ nhất: Khi chúng ta dõi theo hơi thở tự nhiên và nhẹ nhàng, tâm trí sẽ trở nên gần như trống rỗng. 2. Giai đoạn thứ hai: Khi tâm trí gần như trống rỗng, nguồn năng lượng vũ trụ to lớn sẽ tràn vào cơ thể vật lý. 3. Giai đoạn thứ ba: Khi năng lượng vũ trụ nhận được đầy đủ vào cơ thể vật lý, kết quả là “con mắt thứ ba” được khởi động. Kết quả cao nhất của Thiền định là khi khởi động được các “giác quan bên trong” hoặc “con mắt thứ 3”. Khoa học Thiền định là Khoa học của sự Tối đa năng lượng thông qua sự kích hoạt “sự nhận thức của các giác quan cao cấp” hoặc “con mắt thứ 3”. 13. Các Trải nghiệm trong Thiền định Phụ thuộc vào sự cố gắng và thời gian thực hành Thiền định, chúng ta có thể có được rất nhiều trải nghiệm. Ví dụ, những người mới thực hành Thiền định có thể chứng nghiệm được một hoặc các trảinghiệm dưới đây: 1. Cảm thấy cơ thể vật lý rất nhẹ như không tồn tại 2. Cảm thấy năng ở đầu hoặc một số vị trí trên cơ thể 3. Thấy một số màu sắc 4. Cảm thấy đau nhẹ hoặc đau nhói đặt biệt là ở vùng lưng dưới 5. Có thể cảm thấy xoay ở bên trong 6. Có thể cảm thấy đang lướt trên không trung hoặc bay như chim 7. Có thể nhìn thấy những hình ảnh thiên nhiên, những đền thờ, một nơi nào đó,các Guru… Đây là trải nghiệm của “con mắt thứ 3” 14. Ý nghĩa của các Trải nghiệm trong Thiền định 1. Cảm thấy cơ thể vật lý nhẹ nhàng: Trong Thiền định, chúng ta quan sát hơi thở và đi vào trạng thái không còn suy nghĩ. Nguồn năng lượng vũ trụ sẽ đi vào cơ thể. Trong Thiền định, chỉ cần nhận được một ít năng lượng vũ trụ, cơ thể sẽ trở nên nhẹ hơn. Bởi vì cơ thể năng lượng bắt đầu tách ra khỏi cơ thể vật lý, do đó cơ thể vật lý sẽ nhẹ nhàng hơn. 2. Cảm thấy nặng ở phần đầu hoặc các phần trên cơ thể: Chúng ta nhận được năng lượng vũ trụ đi vào từ phần đầu. Năng lượng đi vào có thể tạo ra cảm giác nặng ở nhiều vị trí trên cơ thể.
 3. Nhìn thấy màu sắc: Năng lượng vũ trụ chúng ta nhận được trong Thiền định sẽ đi vào các ống năng lượng trong cơ thể năng lượng. Khi năng lượng đi qua vị trí của con mắt thứ 3, con mắt thứ
 3 sẽ được khởi động và chúng ta nhận thấy các màu sắc khác nhau. 4. Cảm thấy đau: Năng lượng nhận được sẽ tẩy rửa các tắc nghẽn trong cơ thể năng lượng và với quá trình này, chúng ta sẽ cảm thấy đau trên cơ thể vật lý. 5. Cảm thấy xoay: Càng nhận nhiều năng lượng vũ trụ, cơ thể năng lượng càng muốn tách khỏi cơ thể vật lý. Do đó, chúng ta sẽ cảm thấy xoay hoặc lắc ở bên trong. 6. Cảm giác đang lướt đi:  Sau khi nhận đủ năng lượng vũ trụ, cơ thể năng lượng bắt đầu bắt đầu bay trên không trung và chúng ta sẽ trải nghiệm được cảm giác “bay như chim”  trong Thiềnđịnh. 7. Những hình ảnh: Tiếp tục nhận thật nhiều năng lượng vũ trụ, năng lượng Kundalini sẽ được kích hoạt đi lên. Khi nguồn năng lượng này đi đến vùng con mắt thứ 3, con mắt thứ 3 sẽ được khai mở hoàn toàn và chúng ta sẽ nhận thấy nhiều hình ảnh. Bằng việc thực hành Thiền định đều đặn và lâu dài, chúng ta sẽ khai mở con mắt thứ 3 một cách hoàn hảo và nhận được thật nhiều sự thông thái để thấu hiểu được bản thân chúng ta trên con đường Tâm linh. 15. Chia sẻ Kinh nghiệm Tất cả các Kinh nghiệm có được trong Thiền định đều nên được chia sẻ với những người bạn Thiền định của bạn. Chúng ta không nên đánh giá hoặc nghi ngờ những trải nghiệm của người khác. Bằng việc tiếp tục chuyến du hành Tâm linh thông qua Thiền định, chúng ta sẽ bắt đầu thấu hiểu được tất cả các trảinghiệm và sự thay đổi to lớn sẽ xảy ra bên trong. 16. Thiền định dẫn đến sự “Giác ngộ” Giác ngộ là sự ý thức được rằng tất cả mọi người đều là sự vô tận, đều mang trong mình một vị Phật. Cuộc hành trình Tâm linh dẫn đến sự thấu hiểu này chỉ có thể được tạo ra bởi chính bản thân. Bạn là Guru của chính bạn. Không ai có thể làm cho bạn trở nên giác ngộ hoặc bạn không thể mang lại sự giác ngộ cho người khác. Mỗi người phải đi trên con đường này bằng chính bản thân. Mọi người đều được sinh ra trên trái đất này để có được sự phát triển Tâm linh. Vì vậy, sự lựa chọn của bạn mới mang lại ý nghĩa cuối cùng. Bằng việc thực hành Thiền định, làm cho những suy nghĩ trở nên tinh tế hơn bằng việc đọc sách và tìm thấy những người bạn đúng đắn cho cuộc hành trình Tâm linh, mọi người đều có thể nhận ra được Sự thật vĩ đại ngay trong cuộc sống này. 17. Thiền định đơn lẻ một mình có đủ không? Không! Sau quá trình Thiền định, một người có thể được giác ngộ nhưng như vậy là chưa đủ. Với Thiền định, Patriji chủ trương kết hợp giữa việc tự giác nghiên cứu và học hỏi từ những vị thầy giác ngộ khác! Tự nghiên cứu bao gồm đọc những cuốn sách tâm linh được viết bởi những vị thầy nổi tiếng để có được những suy nghĩ thông thái và trau dồi khả năng không phân biệt đối xử. Suy nghĩ được nuôi dưỡng bằng việc đọc những cuốn sách đúng đắn và ý nghĩa. Học hỏi lẫn nhau mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Chúng ta có thể tiếp thu những trải nghiệm giác ngộ từ những vị thầy khác và đẩy nhanh quá trình phát triển Tâm linh của chính chúng ta. Nguồn năng lượng của những vị thầy có thể tăng cường ý thức cho bạn và nâng mức năng lượng bằng việc lấp đầy những khoảng trống của trường năng lượng. Những lời nói thông thái của các vị thầy có thể là chỉ dẫn cầnthiết cho bạn. Thiền định thúc đẩy mọi người trong việc tự nghiên cứu và học hỏi lẫn nhau. Hai việc này cùng nhau tạo nên bức tường vững chắc ngăn chặn những sự nhận thức sai lạc của các giác quan xung quanh con người. Chúng giúp cho người Thiền định tránh sự sai lạc trên con đường Tâm linh. Cùng với nhau, chúng giúp cho người Thiền định sẵn sàng với những câu hỏi và trả lời (Satsang) về Sự thật, lại gần hơn với Sự thật. Những câu hỏi và trả lời Tâm linh không giúp thoát khỏi những buồn tẻ trong cuộc sống. Nó giúp cho con người trở nên thức tỉnh với chính khả năng cao nhất của mình bằng cách trở thành một Vị thầy – Vị thầy của chính bản thân. 18. Những gợi ý cho việc Thiền định  Quần áo thoải mái nhẹ nhàng khi thực hành Thiền  Chỗ ngồi thoải mái, dễ chịu  Có thể uống một ít nước trước khi Thiền. Khoảng cách nửa giờ hoặc lâu hơn giữa bữa ăn đến lúc Thiền  Có thể để nơi thực hành Thiền tối, buông rèm, tắt đèn, tắt hết những thức không sử dụng  Tháo kính mắt ra  Nếu bạn ngồi trên ghế Sofa hãy bắt chéo 2 chân. Dòng năng lượng sẽ được bảo quản tốt hơn khi đôi mắt nhắm lại, các ngón tay đan vào nhau và bắt chéo 2 chân  Nên ngồi Thiền tại một nơi cố định, vào một thời điểm cố định trong ngày. Hãy thực hành càng nhiều càng tốt  Có thể sử dụng đá Thạch Anh trong lúc Thiền. Các tinh thể pha lê giúp thu giữ được nhiều năng lượng vũ trụ hơn  Thiền định ở ngoài Thiên nhiên – trên đồi, giữa thung lũng, bờ sông, trong rừng – tạo ra kết quả tốt. 19. Các Phương pháp giúp Thiền định tốt hơn  Thiền nhóm giúp nhận được năng lượng gấp 3 lần so với Thiền định thông thường. Thiền nhóm là sự kết hợp cùng nhau của những người đã cố gắng trong việc tự thực hành.
  Thiền định trong các ngày trăng Rằm nhận được năng lượng gấp 3 lần so với thông thường  Thiền định ngoài Thiên nhiên giúp nhận được năng lượng gấp 3 lần  Thiền định bên dưới Kim Tự Tháp giúp nhận được năng lượng nhiều gấp 3 lần thông thường Điều này có nghĩa là nếu mọi người cùng nhau Thiền định trong ngày Trăng Rằm dưới một Kim Tự Tháp sẽ nhận được năng lượng nhiều gấp 9 lần thông thường!                                                                                                                 - Minh sư Patriji Nguyễn Trần Quyết dịch (1/2014) 


Comments

Popular posts from this blog

Chúng ta chỉ sống có một lần!

Thiền Vipassana là gì? Thiền Vipassana có tác dụng gì cho sức khỏe?