Thiền hít thở

Thiền hít thở
Chào các bạn.
“Thiền” là sống “ở đây lúc này” không vướng mắc. Thiền không phải chỉ là một hai phương pháp làm cái này hay cái kia.Tuy nhiên, người ta hay nói ngồi thiền, hành thiền, thiền ăn, v.v… Tức là, dùng từ “thiền” để chỉ một phương pháp làm gì đó.Hai cách dùng từ này hơi khác nhau, chúng ta nên nắm vững. Trong nghĩa rộng và đúng nhất—thiền là sống ở đây lúc này không vướng mắc—các bạn có thể đọc và suy niệm 101 Truyện Thiền (với phần bình giải). Download Ebook ở đây.Trong nghĩa thứ hai, dùng từ thiền để chỉ các phương pháp, hôm nay chúng ta nói về “thiền hít thở” là phương pháp ngồi thiền nhập môn hầu như ai cũng biết. Nhưng trước đó hãy nói về vài từ thiền để ta bớt lẫn lộn trong đầu.1. Vài từ ngữ về thiềnThiền hay thiền na là do từ Djàna trong tiếng Phạn.Thiền định (Djàna-samàdhi) thường được dùng có cùng nghĩa như “thiền” hay “thiền na”. Thiền là meditation trong tiếng Anh, định là giữ lại, đứng lại, tập trung, tiếng Anh là concentration. Định đi với thiền chỉ để nhấn mạnh thêm chữ “thiền”.Nói chung thì có hai cách thiền:a. Thiền chỉ (sathama). Chỉ là “dừng lại”. Thiền chỉ là thiền để giúp tâm dừng lại đừng chạy lung tung. Thiền chỉ có thể là ngồi thiền hít thở tập trung tư tưởng, hay thiền hành (thiền đi) và tập trung tư tưởng vào một chuyện trong khi đi, hay thiền trong công việc gì đó trong ngày, tức là làm việc đó và chỉ tập trung tư tưởng vào đó.b. Thiền quán (vipassana). Quán là nhìn, tức là dùng tâm trí để “nhìn” một cái gì đó hay một vấn đề nào đó để có thể thấy nó và hiểu nó rất sâu. “Quán” thì ta có thẻ quán về bất kì điều gì trên đời.Phật giáo nguyên thủy có quán “tứ niệm xứ” (quán 4 điều: quán thân thể, quán cảm giác, quán tư tưởng, quán giáo pháp). Đây là pháp thiền quán chính Phật Thích Ca dạy nên còn gọi là Thiền Như Lai.Ngoài ra còn có thể quán từ bi, quán nhân duyên, quán tứ diệu đế và bát chánh đạo, quán Không, v.v.. Rất nhiều các cách quán này là do các tổ sư sau này của các dòng thiền Đại thừa sáng tạo nên gọi là Thiền Tổ Sư.2. Tinh yếu của thiềnThiền là tâm tĩnh lặng, không vướng mắc vào bất kì điều gì.Đây là điều rất quan trọng để nhớ, vì nó là đặc điểm của thiền, để phân biệt thiền và những môn khác như khí công mà nhiều người hay lẫn lộn với nhau.Ví dụ : Thái cực khí công của Đạo gia (phái Võ Đang) là “dùng ý dẫn khí”, tức là dùng ‎ý của mình để hướng dẫn khí lực trong người và luyện khí cho cường thịnh. Như vậy tâm ‎ý của mình luôn luôn bận rộn với luyện khí chứ không thể tĩnh lặng hoàn toàn như Thiền.3. Thiền hít thởThiền hít thở còn gọi là thiền sổ tức. Đây chỉ là ngồi hít thở để tâm tĩnh lặng.Thiền hít thở thuộc về thiền chỉ (sathama).Mỗi vị thầy sẽ chỉ bạn khác với vị thầy khác một tí. Điều này chẳng hề gì. Chỉ cần biết là “ta ngồi yên hít thở để giúp tâm định lại, không chạy lung tung.”Nguyên tắc chính là THOẢI MÁI. Làm gì mà bạn thoải mái là tốt nhất, vì thoải mái thì tâm dễ tĩnh lặng, không thoải mái thì tâm chạy lung tung.a. Ngồi:Ngồi xếp bằng, hai tay để như hình trên đây là tiện và phổ thông nhất.Dĩ nhiên, bạn có thể ngồi kiểu bán kiết, hay ngồi kiết già (ngồi hoa sen) nếu muốn. Hay ngồi tựa ghế nếu người đau lưng, hoặc ngồi trên ghế nhưng không tựa, hai bàn chân trên sàn nhà, nếu là ở văn phòng.Nếu có một chiếc gối dưới mông (nhưng không dưới chân) thì ta sẽ thoải mái hơn.Hai tay để ngữa trên hai đầu gối (như trong hình), đầu ngón cái và đầu ngón trỏ chạm nhau thành vòng tròn. Hoặc không cần chạm. Hoặc để úp hai tay xuống cũng chẳng sao. Hoặc 2 bàn tay để ngữa chồng lên nhau và đầu 2 ngón tay cái chạm nhau. (Nhắc lại: Làm gì mà bạn thấy thoải mái là được).Thẳng lưng, để không hại xương sống và giúp các cơ lưng mạnh dần theo thời gian.Đầu thẳng tự nhiên một cách THOẢI MÁI (thường là ở vị thế giống như ta đang nhìn xuống đầu mũi của ta).Mắt nhắm là tốt nhất vì ít bị chia trí. Tuy nhiên nhắm mắt có thể làm ta buồn ngủ và ngủ gật. Nhưng chính Đạt Lai Lạt Ma nói ngủ là cách thiền hay nhất, nên ngủ cũng chẳng sao.b. Hít thởKhi hít vào thì nên hít sâu xuống bụng (tức là phình bụng ra), để hơi vào được nhiều hơn và sâu hơn, tốt hơn cho sức khỏe và thư giãn hơn cho hệ thần kinh.Khi thở ra thì thì thóp bụng lại.Thở đềuVà khi quen rồi thì thở càng chậm thì càng tốtc. Theo dõi hơi thở:Theo dõi hơi thở là để giúp tâm chỉ làm một việc và gạt mọi việc khác ra ngoài.Hít vào thì tâm ta “theo dõi” hơi thở từ mũi theo cuống phổi dồn xuống phổi, rôi cuối phổi (bụng phình ra). Thở ra thì “theo dõi” hơi thở từ đáy phổi lên phổi, cuống phổi, lên mũi, ra ngoài.Chú tâm vào hơi thở và không để tư tưởng nào khác tới. Nếu có ý niệm nào tới thì gạt nó ra ngoài chỉ để tâm tập trung vào việc theo dõi hơi thở.d. Thời gian:Lúc nào trong ngày cũng được, nhưng không nên lúc mới ăn no hoặc lúc đang đói quá (bụng đói thì khó tĩnh lặng).Sau lúc tập thể dục hay chơi thể thao là rất tốt. Trước khi đi ngủ cũng rất tốt.Mỗi lần 15 phút, hay 30 phút, hay lâu hơn tùy mình.Thường xuyên (mỗi ngày) là yếu tố quan trọng nhất cho việc luyện tập.Mỗi khi có chuyện nhiều stress, cách tốt nhất là phối hợp thể thao và thiền–tập thể dục thể thao một lúc rồi ngồi thiền, để giảm stress.e. Nơi chốn:Nơi càng tĩnh lặng, càng ít tiếng ồn càng tốt.* Cách tập hít thở này chẳng khác bao nhiêu so với khí công nhập môn của võ gia, chính vì thế mà người ta hay lẫn lộn thiền và khí công. Nhưng đến mức thiền cao hơn thì thiền rất khác khí công.Chỉ cần bài tập giản dị này, nếu tập thường xuyên mỗi ngày, ta sẽ luyện tâm biết tĩnh lặng từ từ, không bị bận bịu với quá nhiều thứ, và cũng không dễ bị xung động bởi nhiều loại stress.Ngay cả khi ngồi trên xe bus ta cũng có thể nhắm mắt hít thở cách này. Rất tiện nghi. Các hình thức bên ngoài hoàn toàn không bắt buộc. Ở nhà, nếu muốn, bạn có thể nằm ngữa thoải mái để hít thở. Điều chính là theo dõi hơi thở để tâm trí tập trung vào một việc và không bị xung động. Rất tốt cho tâm tĩnh lặng và sức khỏe.Chúc các bạn thăng tiến.x
x

Comments

Popular posts from this blog

Chúng ta chỉ sống có một lần!

Thiền và việc giữ gìn chánh niệm trong cuộc sống